Tuần qua, Tổ chức Y tế thế giới cho biết có thể phải mất 18 tháng nữa mới có vắc xin phòng virus corona để sử dụng rộng rãi. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao lại mất nhiều thời gian như vậy mặc dù cộng đồng toàn thế giới đang nỗ lực để sản xuất được vắc xin.
Từ nửa đầu tháng 1, Trung Quốc đã chia sẻ đầy đủ thông tin về chuỗi RNA của virus này, từ đó toàn thế giới bắt đầu nghiên cứu phát triển vắc xin phòng bệnh.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu đặc điểm và hành vi của virus trong vật chủ của nó. Ảnh: Shutterstock
Trước tiên, chúng ta phải hiểu được đặc tính và hoạt động của virus trên cơ thể vật chủ.
Cuối tháng 1, lần đầu tiên virus này được nuôi cấy thành công ở ngoài Trung Quốc, đó là ở Viện Doherty ở Melbourne, Úc. Đây là một bước quan trọng, vì lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ở các nước khác có thể tiếp cận với một mẫu virus sống. Nhờ đó họ bắt đầu hiểu được đặc tính của virus, đây là một bước quan trọng khác để phát triển vắc xin.
Từ trước tới nay, phải mất 2 đến 5 năm để phát triển được các loại vắc xin. Nhưng với nỗ lực toàn cầu, cũng như bài học từ những lần phát triển vắc xin corona trước đây, các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ phát triển được vắc xin lần này trong thời gian ngắn hơn nhiều.
Vì sao chúng ta cần hợp tác
Không riêng một viện nghiên cứu nào có đủ năng lực và thiết bị để tự phát triển một loại vắc xin. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu đặc tính và hoạt động của virus trên vật chủ (con người).
Tiếp theo, chúng ta phải chứng minh được vắc xin thử nghiệm là an toàn và có thể tạo ra miễn dịch đúng của cơ thể chứ không phải miễn dịch sai làm hại cơ thể. Sau đó mới có thể bắt đầu thí nghiệm tiền lâm sàng trên động vật.
Những vắc xin được thử nghiệm tiền lâm sàng thành công sẽ được các cơ sở khác có đủ khả năng thử nghiệm trên cơ thể người tiến hành thử nghiệm. Việc này sẽ do ai, ở đâu tiến hành thì vẫn chưa quyết định được. Nhìn chung, lý tưởng nhất là thí nghiệm những vắc xin này ở nơi đang bùng phát bệnh.
Cuối cùng, nếu một vắc xin được đánh giá là an toàn và hiệu quả thì sẽ cần được phê duyệt chính thức về mặt pháp lý. Sau đó phải có cách sản xuất hiệu quả về chi phí, khi đó vắc xin mới sẵn sàng để được phân phối.
Từng bước nói trên của quá trình phát triển vắc xin đều tiềm tàng nhiều thách thức.
Một số thách thức
Để xác định đặc tính của virus, sau đó thí nghiệm tiền lâm sàng vắc xin thử nghiệm thì đầu tiên cần phân tách được virus, tiếp theo là nuôi cấy một lượng virus lớn hơn để các nhà khoa học có đủ virus để nghiên cứu tiếp. Việc này bao gồm nuôi cấy virus trong phòng thí nghiệm trong điều kiện đảm bảo an ninh và vô trùng.
Thách thức tiếp theo là phát triển và xác nhận đúng mẫu sinh học của virus. Đây sẽ là một mẫu động vật cho chúng ta biết được virus corona hoạt động ra sao trong cơ thể người.
Từ kết quả nghiên cứu virus SARS bùng nổ năm 2003 vốn cùng một “họ” với virus corona mới hiện nay, các nhà khoa học đã có nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu virus lần này. Đối với SARS, các nhà nghiên cứu đã dùng động vật mẫu là chồn sương làm mẫu sinh học thí nghiệm. Hai chủng virus SARS và corona mới có mã gen giống nhau khoảng 80 – 90%, vì thế có thể dùng kết quả thí nghiệm trên chồn sương làm điểm khởi đầu để nghiên cứu sâu hơn về virus corona mới.
Nếu virus đột biến thì vắc xin sẽ để làm gì?
Rất có khả năng virus corona mới sẽ tiến hóa (đột biến). Là một virus trong cơ thể động vật, nó hoàn toàn có thể đột biến khi lây từ vật chủ là động vật đầu tiên sang vật chủ tiếp theo, rồi lây từ động vật sang người.
Ban đầu nó không lây từ người sang người, nhưng hiện nay nó đang lây từ người sang người rất nhanh. Lây từ người sang người chứng tỏ virus đang trải qua một bước ổn định, là một phần của quá trình đột biến.
Quá trình đột biến thậm chí vẫn có thể thay đổi ở những nơi khác nhau trên thế giới vì nhiều lý do. Một trong những lí do là mật độ dân số. Mật độ dân số ảnh hưởng đến số người nhiễm virus và số cơ hội để virus đột biến. Sự phơi nhiễm với các virus corona khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của dân cư, dẫn đến việc xuất hiện các chủng virus khác nhau, gần giống như tình trạng của cúm mùa.
Vì vậy, điều thiết yếu là chúng ta cần tiếp tục làm việc bằng các phiên bản mới nhất của virus để có cơ hội lớn nhất là vắc xin sẽ có tác dụng.
Tất cả các công việc này cần được thực hiện trong điều kiện chất lượng và an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo đạt yêu cầu pháp lý trên toàn cầu và đảm bảo an toàn cho cán bộ nghiên cứu cũng như cộng đồng.
Những thách thức phía trước
Một thách thức nữa là sản xuất protein từ virus để phát triển vắc xin thử nghiệm. Các protein này được thiết kế đặc biệt để có thể tạo ra phản ứng miễn dịch khi được kích hoạt, cho phép hệ miễn dịch của một người chống lại khi lần sau bị virus tấn công.
May mắn là những tiến bộ khoa học gần đây trong việc tìm hiểu protein của virus cũng như cấu trúc và chức năng của chúng đã giúp cho công việc nghiên cứu và phát triển vắc xin lần này được tiến hành trên toàn cầu ở một tốc độ nhanh đáng kể.
Phát triển ra một loại vắc xin là nhiệm vụ rất lớn chứ không phải một việc chỉ sau một đêm là có kết quả. Nhưng nếu mọi thứ đều theo đúng kế hoạch thì lần này chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian so với trước đây.
Chúng ta đã rút ra được rất nhiều bài học từ đợt bùng phát SARS, và kiến thức của cộng đồng khoa học toàn cầu thu được từ nỗ lực phát triển vắc xin phòng SARS đã cho chúng ta một khởi đầu thuận lợi để phát triển vắc xin phòng virus corona mới lần này.
Từ nửa đầu tháng 1, Trung Quốc đã chia sẻ đầy đủ thông tin về chuỗi RNA của virus này, từ đó toàn thế giới bắt đầu nghiên cứu phát triển vắc xin phòng bệnh.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu đặc điểm và hành vi của virus trong vật chủ của nó. Ảnh: Shutterstock
Trước tiên, chúng ta phải hiểu được đặc tính và hoạt động của virus trên cơ thể vật chủ.
Cuối tháng 1, lần đầu tiên virus này được nuôi cấy thành công ở ngoài Trung Quốc, đó là ở Viện Doherty ở Melbourne, Úc. Đây là một bước quan trọng, vì lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ở các nước khác có thể tiếp cận với một mẫu virus sống. Nhờ đó họ bắt đầu hiểu được đặc tính của virus, đây là một bước quan trọng khác để phát triển vắc xin.
Từ trước tới nay, phải mất 2 đến 5 năm để phát triển được các loại vắc xin. Nhưng với nỗ lực toàn cầu, cũng như bài học từ những lần phát triển vắc xin corona trước đây, các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ phát triển được vắc xin lần này trong thời gian ngắn hơn nhiều.
Vì sao chúng ta cần hợp tác
Không riêng một viện nghiên cứu nào có đủ năng lực và thiết bị để tự phát triển một loại vắc xin. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu đặc tính và hoạt động của virus trên vật chủ (con người).
Tiếp theo, chúng ta phải chứng minh được vắc xin thử nghiệm là an toàn và có thể tạo ra miễn dịch đúng của cơ thể chứ không phải miễn dịch sai làm hại cơ thể. Sau đó mới có thể bắt đầu thí nghiệm tiền lâm sàng trên động vật.
Những vắc xin được thử nghiệm tiền lâm sàng thành công sẽ được các cơ sở khác có đủ khả năng thử nghiệm trên cơ thể người tiến hành thử nghiệm. Việc này sẽ do ai, ở đâu tiến hành thì vẫn chưa quyết định được. Nhìn chung, lý tưởng nhất là thí nghiệm những vắc xin này ở nơi đang bùng phát bệnh.
Cuối cùng, nếu một vắc xin được đánh giá là an toàn và hiệu quả thì sẽ cần được phê duyệt chính thức về mặt pháp lý. Sau đó phải có cách sản xuất hiệu quả về chi phí, khi đó vắc xin mới sẵn sàng để được phân phối.
Từng bước nói trên của quá trình phát triển vắc xin đều tiềm tàng nhiều thách thức.
Một số thách thức
Để xác định đặc tính của virus, sau đó thí nghiệm tiền lâm sàng vắc xin thử nghiệm thì đầu tiên cần phân tách được virus, tiếp theo là nuôi cấy một lượng virus lớn hơn để các nhà khoa học có đủ virus để nghiên cứu tiếp. Việc này bao gồm nuôi cấy virus trong phòng thí nghiệm trong điều kiện đảm bảo an ninh và vô trùng.
Thách thức tiếp theo là phát triển và xác nhận đúng mẫu sinh học của virus. Đây sẽ là một mẫu động vật cho chúng ta biết được virus corona hoạt động ra sao trong cơ thể người.
Từ kết quả nghiên cứu virus SARS bùng nổ năm 2003 vốn cùng một “họ” với virus corona mới hiện nay, các nhà khoa học đã có nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu virus lần này. Đối với SARS, các nhà nghiên cứu đã dùng động vật mẫu là chồn sương làm mẫu sinh học thí nghiệm. Hai chủng virus SARS và corona mới có mã gen giống nhau khoảng 80 – 90%, vì thế có thể dùng kết quả thí nghiệm trên chồn sương làm điểm khởi đầu để nghiên cứu sâu hơn về virus corona mới.
Nếu virus đột biến thì vắc xin sẽ để làm gì?
Rất có khả năng virus corona mới sẽ tiến hóa (đột biến). Là một virus trong cơ thể động vật, nó hoàn toàn có thể đột biến khi lây từ vật chủ là động vật đầu tiên sang vật chủ tiếp theo, rồi lây từ động vật sang người.
Ban đầu nó không lây từ người sang người, nhưng hiện nay nó đang lây từ người sang người rất nhanh. Lây từ người sang người chứng tỏ virus đang trải qua một bước ổn định, là một phần của quá trình đột biến.
Quá trình đột biến thậm chí vẫn có thể thay đổi ở những nơi khác nhau trên thế giới vì nhiều lý do. Một trong những lí do là mật độ dân số. Mật độ dân số ảnh hưởng đến số người nhiễm virus và số cơ hội để virus đột biến. Sự phơi nhiễm với các virus corona khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của dân cư, dẫn đến việc xuất hiện các chủng virus khác nhau, gần giống như tình trạng của cúm mùa.
Vì vậy, điều thiết yếu là chúng ta cần tiếp tục làm việc bằng các phiên bản mới nhất của virus để có cơ hội lớn nhất là vắc xin sẽ có tác dụng.
Tất cả các công việc này cần được thực hiện trong điều kiện chất lượng và an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo đạt yêu cầu pháp lý trên toàn cầu và đảm bảo an toàn cho cán bộ nghiên cứu cũng như cộng đồng.
Những thách thức phía trước
Một thách thức nữa là sản xuất protein từ virus để phát triển vắc xin thử nghiệm. Các protein này được thiết kế đặc biệt để có thể tạo ra phản ứng miễn dịch khi được kích hoạt, cho phép hệ miễn dịch của một người chống lại khi lần sau bị virus tấn công.
May mắn là những tiến bộ khoa học gần đây trong việc tìm hiểu protein của virus cũng như cấu trúc và chức năng của chúng đã giúp cho công việc nghiên cứu và phát triển vắc xin lần này được tiến hành trên toàn cầu ở một tốc độ nhanh đáng kể.
Phát triển ra một loại vắc xin là nhiệm vụ rất lớn chứ không phải một việc chỉ sau một đêm là có kết quả. Nhưng nếu mọi thứ đều theo đúng kế hoạch thì lần này chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian so với trước đây.
Chúng ta đã rút ra được rất nhiều bài học từ đợt bùng phát SARS, và kiến thức của cộng đồng khoa học toàn cầu thu được từ nỗ lực phát triển vắc xin phòng SARS đã cho chúng ta một khởi đầu thuận lợi để phát triển vắc xin phòng virus corona mới lần này.
Theo The Conversation
Xem bài viết gốc tại đây
Xem bài viết gốc tại đây
Chủ đề liên quan
Không cấm người tỉnh ngoài vào Hà Nội, xe buýt chưa...
- Chủ đề tạo bởi ngoclinh
- Ngày gửi
Bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình...
- Chủ đề tạo bởi Admin
- Ngày gửi
Người Nhật tử vong ở Hà Nội nhiễm biến thể mới của...
- Chủ đề tạo bởi thahtrung06
- Ngày gửi
Hà Nội ghi nhận một ca mắc Covid-19 từng ở chung...
- Chủ đề tạo bởi thahtrung06
- Ngày gửi
Nhắn tin với WHO cập nhật tình hình Covid-19
- Chủ đề tạo bởi tienlinh
- Ngày gửi