• Bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ

    Cập nhật: 10:15 17/11/2022

    Hạ viện
    210 Dân chủ
    218 Cộng hòa
    7 chưa xác định
    218
    Thượng viện
    50 Dân chủ
    49 Cộng hòa
    1 chưa xác định
    50

Chia sẻ Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến nào chất nhất hiện nay?

N
Trả lời: 1 Lượt xem: 1.425
Hiện nay do sự phát triển của các thiết bị cầm tay mang tính di động cao ngày càng nhiều và nhu cầu giải trí thiết yếu của mọi người ngày càng đòi hỏi. Trong đó nghe nhạc là một trong những nhu cầu thiết yếu đó. Cho nên các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người, các cái tên như Spotify, Apple Music, YouTube Music,... là những cái tên đã quá quen thuộc với đại đa số người dùng chúng ta ngày càng đi lên do như cầu nghe nhạc ngày càng tăng. Do đó bài viết này mình sẽ so sánh các dịch vụ nghe nhạc hiện nay.

Để so sánh giữa các dịnh vụ stream nhạc trực tuyến, thay vì so sánh riêng các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến thì mình sẽ so sánh các khía cạnh mà người sử dụng quan tâm như mức giá, chất lượng âm thanh, kho nhạc, sử dụng trên điện thoại và desktop, và nghe offline. Bởi vì nhu cầu của mỗi người nghe là hoàn toàn khác nhau nên một dịch vụ tốt nhất đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả nhiều người.

1594884076414.png

1. Mức giá mà bạn phải bỏ ra để tận hưởng dịch vụ nghe nhạc
Phần lớn học sinh, sinh viên hay một số người có hầu bao eo hẹp thì tiêu chí ngân sách để chi cho các dịch vụ nghe nhạc được đẩy lên hàng đầu. Còn một số audiophile thì họ luôn chọn chất lượng lên hàng đầu và chịu chi cho các dịch vụ có chất lượng tốt. Sau đây mình sẽ tổng hợp mức giá các dịch vụ nghe nhạc hiện nay.
  • SoundCloud: Đại số người dùng soundcloud đều sử dụng gói miễn phí (quảng cáo và chất lượng thấp). Tuy nhiên dịch vụ này còn có gói đăng kí để nghe nhạc chất lượng hơn so với người dùng miễn phí đó là SoundCloud GoSoundCloud Go+. Trong đó SoundCloud Go có mức giá là $4.99 (Web/Android) và $5.99 (iOS) mỗi tháng. Còn SoundCloud Go+ có mức giá nhỉnh hơn là $9.99 (Web/Android) và $12.99 (iOS) mỗi tháng. Cả 2 gói đều cho người dùng tải nhạc về nghe miễn phí, truy cập kho nhạc lớn, không bị quảng cáo và nâng cao chất lượng. Riêng gói Go+ thì có thể truy cập thêm các danh sách nhạc chỉ dành riêng cho gói Go+. Truy cập 150M+ bài hát nhiều hơn so với gói Go (120M+). Lưu Ý: gói Go và Go+ dành cho người dùng nghe nhạc, còn gói pro dành cho nghệ sĩ.
  • Spotify: Có gói miễn phí (quảng cáo, chất lượng thấp, giới hạn một số chức năng) và Spotify Premium: 59.000 VNĐ/1 tháng và 65.000 VNĐ/ tháng nếu đăng ký qua ví điện tử momo (chất lượng 320kbps, không có quảng cáo, dùng được tất cả chức năng) cho 1 người, còn Spotify Family (6 người) với mức giá $14.99/tháng.
  • Apple Music: 59.000 VNĐ/ tháng cho 1 người, 89.000 VNĐ/ tháng cho gói Gia đình (6 người sử dụng) và không có gói miễn phí. Gói dành riêng cho học sinh được apple ưu ái với mức giá phải chăng là 29.000 VNĐ/tháng, mức giá khá rẻ tương đương 1 ly trà sữa thôi. Vậy ai là học sinh, sinh viên thì đăng ký gói này vừa nghe nhạc bản quyền và vừa phù hợp với hầu bao của mình nữa.
  • Deezer: Có gói miễn phí (quảng cáo, chất lượng thấp, giới hạn một số chức năng) và các gói Deezer Premium+: $5.99/1 tháng (chất lượng 320kbps, không có quảng cáo, dùng được tất cả chức năng), Deezer Family: $8.99/tháng (giống như Premium nhưng có thể sử dụng đến 6 người) và Deezer HiFi: $11.99/tháng (chất lượng nhạc đạt chuẩn lossless 16bit/44.1KHz).
  • Tidal: Không có gói miễn phí, Tidal Premium (chất lượng 320kbps): $9.99/tháng, Family Premium (cho 6 người): $14.99/tháng và Tidal HiFi (chất lượng lossless, hi-res, MQA): $19.99 và Family HiFi (cho 6 người): $29.99. Cũng như Apple, Tidal cũng triểm khai gói dành cho học sinh và sinh viên với mức giá như sau: Student Premium: $4.99/tháng (chất lượng tiêu chuẩn) và Student HiFi: $9.99/tháng (chất lượng cao).
  • Qobuz: Không có gói miễn phí, từ 31/01/2020 Qobuz ra thông báo chia tay với chất lượng lossy 320kbps. Các gói còn lại chất lượng đều từ chuẩn CD (lossless) lên đến hi-res. Các gói nghe nhạc của Qobuz: Studio Premier là $14,99/tháng ($149,99/năm) và miễn phí tháng đầu tiên. Ngoài ra còn có gói Sublime+ gói dịch vụ cao cấp nhất Qobuz đang cung cấp. Với mức phí là 249,99 USD/năm, người dùng không chỉ được hưởng tất cả quyền lợi có ở các gói thấp hơn mà còn nhận thêm chương trình giảm giá khi thanh toán và tải về những tác phẩm yêu thích trên cửa hàng của Qobuz
Như vậy các bạn có thể thấy hai gói nghe nhạc của Apple Music và Spotify có mức giá khá giống nhau với cùng 59.000 VNĐ. Tuy nhiên nếu các bạn sử dụng nhiều người thì có lẽ Apple Music có mức giá hợp lý hơn với chỉ 89000 VNĐ và đến 6 người cùng sử dụng và gói dành riêng cho học sinh và sinh viên bằng 1 ly trà sữa. Trong khi đó Spotify Family chỉ khả dụng ở Mỹ và chưa có ở Việt Nam.

SoundCloud Go và Go+ thì chưa khả dụng ở Việt Nam nên vẫn còn khá là ít người Việt đăng ký và sử dụng dịch vụ.

Deezer mặc dù đã được giới thiệu tại Việt Nam tuy nhiên không có những sự kiện chỉ có những bạn nào theo dõi nền công nghiệp streaming online thì mới biết được nên mức giá của Deezer vẫn thuộc dạng cao so với Apple Music và Spotify. Tuy nhiên Deezer cũng đã trợ giá lên đến khoảng 40% cho người dùng Việt Nam nếu so với các thị trường nước ngoài khác như Mỹ.

Tidal và Qobuz thì chưa về Việt Nam nên mức giá đưa ra hiện tại là thị trường Mỹ nơi có kho nhạc lớn và không bị giới hạn, và nhiều audiophile tại nước ta đã sử dụng khi đăng ký với VPN của Mỹ.

2. Chất lượng của các dịch vụ stream nhạc hiện tại
Ở phần này mình sẽ thống kê chất lượng của các dịch vụ nghe nhạc qua bảng so sánh bên dưới. Mình sẽ chi làm 2 loại đó là: nghe nhạc theo chất lượng tiêu chuẩn (lossy) và nghe nhạc theo chất lượng cao (lossless, hi-res).

Dịch vụ nghe nhạcChất lượngCodecBit-rate hoặc Sample Rate
SpotifyLossyOOG320kbps
Apple MusicLossyAAC256kbps
SoundCloud Go+LossyAAC256kbps
DeezerLossy » LosslessAAC » FLAC256kbps » 16 bit / 44.1 kHz
TidalLossy » LosslessAAC » FLAC (MQA)256kbps » 24 bit / 48 kHz
QobuzLossless » Hi-resFLAC16 bit / 44.1 kHz » 24 bit / 192 kHz

Về chất lượng tiêu chuẩn lossy thì Apple Music, SoundCloud Go+, Deezer và Tidal là như nhau vì sử dụng chunng codec AAC mang đến chất âm hay hơn codec OOG trên Spotify khá là nhiều. Codec AAC luôn được đánh giá khá là cao vì có những điểm sáng sau: nén dung lượng thấp hơn OGG và tuy nén ở chất lượng 256kbps nhưng lại có chất lượng cao hơn OGG 320kbps, có quang phổ đẹp tương đương lossless.

Kết luận:

Theo mình nên chọn Spotify nếu như bạn muốn đánh đổi chất âm để lấy tính năng gợi ý playlist và phổ biến trên nhiều thiết bị khác nhau. Còn Apple Music nếu như các bác muốn chìm mình trong hệ sinh thái của Apple. Còn SoundCloud Go+ nếu như các bác là người thích nghe những nghệ sĩ mới thì nên nghe vì một số ca khúc lại không có trên Spotify, Apple Music và Tidal. Deezer gói Premium+ mình cũng không đánh giá được vì chưa trải nghiệm gói này bao giờ.

spotify1.png

Về chất lượng lossless thì Deezer, Tidal và Qobuz gần như ngang nhau để so sánh về 3 dịch vụ này thì ta sẽ so sánh chất lượng cao nhất của 3 dịch vụ này mang lại. Về chất lượng cao nhất cụ thể là hi-res thì Deezer sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe vì chất lượng Deezer chỉ đạt vỏn vẹn lossless (16 bit / 44.1 kHz). Còn Tidal và Qobuz mình xin phép cho 2 dịch vụ này ngang nhau vì lý do sau đây:
  • Thứ nhất Tidal hỗ trợ nhạc chất lượng theo chuẩn nén MQA (vì file MQA là lossy nên trên bảng so sánh mình chỉ để lossless là chất lượng cao nhất của Tidal) vì thế muốn chơi được Tidal với chất lượng cao thì bạn phải có DAC và phần mềm hỗ trợ MQA để giải nén chất lượng tương đương phòng thu 32/384 kHz.
  • Thứ hai là nếu các bác không có DAC hoặc phần mềm hỗ trợ MQA thì dùng Qobuz thì dịch vụ này hỗ trợ nhạc hi-res nhãn vàng. Nhạc hi-res nhãn vàng thì cảm nhận của mình khi nghe thì hay hơn file MQA của Tidal
  • Thứ ba một số bài hát bên Tidal giải mã chất lượng cao hơn cả Qobuz và một số album Qobuz chỉ đạt chất lượng 24/44.1 còn bên Tidal là MQA sẽ giải mã ra chất lượng cao hơn
  • Cuối cùng nhiều album hay single bên Tidal chỉ vỏn vẹn 16 bit / 44.1 kHz còn Qobuz lên đến hi-res 24/44.1
Kết luận:

Theo mình nếu các bác là người nghe nhạc lossless là đủ thì chọn Deezer vì hỗ trợ cho người dùng Việt Nam. Còn 2 nền tảng kia đăng ký nên đùng hẳn gói HiFi (Tidal) và Studio (Qobuz) luôn cho rồi. Nếu bác nào có DAC và phần mềm giải mã MQA thì chọn Tidal, còn không thì cứ Qoubz là chọn. Còn mình thì sử dụng song song 2 dịch vụ Tidal và Qobuz.

Còn các bác chọn dịch vụ nghe nhạc nào thì hãy để lại bình luận bên dưới.
 
Từ khóa
dịch vụ nghe nhạc trực tuyến nghe nhạc trực tuyến
1 Bình luận

Facebook Comments

Khách

Thống kê trực tuyến

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
21
Robot trực tuyến
0
Tổng số truy cập
21

Textlink

Thanh toán nhanh



Ủng hộ forum VNT

Forum VNT rất mong nhận được tấm lòng hảo tâm của bạn
Back
Top
Cảm ơn bạn đã ghé thăm, nếu bạn đọc được dòng chữ này có nghĩa là bạn chưa đăng ký hoặc đăng nhập. Vui lòng nhấp vào đây để đăng ký tài khoản mới hoặc vào đây để đăng nhập. Chúc bạn có những phút giây thật vui vẻ và thoải mái!